Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin

Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin

Bậc Đại học

Mục tiêu đào tạo và nghiên cứu của Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin

Các sinh viên trong Khoa Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin sẽ tập trung chủ yếu vào các môn cơ bản trong năm đầu và năm thứ hai. Từ năm thứ ba, sinh viên sẽ được học các môn chuyên ngành được chia thành 3 phân ngành khác nhau: Phân ngành Hệ thống năng lượng và Điều khiển tự động, Phân ngành Linh kiện điện tử và Quang điện tử, và Phân ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông.

Các khóa học có nhiều đặc điểm chung, và không được chia thành các chương trình học khác nhau. Thay vào đó, có rất nhiều những môn học chung với sự linh hoạt cho phép sinh viên có thể thay đổi các môn học trong phân ngành khác nhau để nâng cao tầm hiểu biết. Nhiều sinh viên năm thứ tư sẽ tham gia vào một chương trình Thực tập “Jitsumu-Kunren” tại một công ty trong một khoảng thời gian dài, nơi sinh viên được trải nghiệm những công nghệ thực tiễn và bầu không khí làm việc nghiêm túc trong một công ty Nhật Bản.

Phân ngành Hệ thống năng lượng và Điều khiển tự động cung cấp các bài giảng về điện năng, hệ thống năng lượng và các hệ thống điều khiển; là nơi sinh viên được tìm hiểu về các hệ thống năng lượng hỗ trợ cho xã hội hiện đại, từ các nguyên lý cơ bản đến các công nghệ tiên tiến nhất.

Phân ngành Linh kiện điện tử và Quang điện tử cung cấp các bài giảng về thiết bị điện tử và kỹ thuật điện tử quang học, nơi sinh viên sẽ học các tính chất cơ bản của vật liệu điện tử và quang học. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học về các công nghệ vật liệu của các thiết bị được sử dụng trong ngành công nghiệp chính của thế kỷ 21, ví dụ như mạch tích hợp bán dẫn và quang điện tử.

Phân ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông cung cấp các bài giảng về các kiến thức cơ bản của mảng công nghệ thông tin và viễn thông. Sinh viên sẽ được đào tạo từ các nguyên lý cơ bản đến các công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực này.

Chi tiết về mục tiêu đào tạo của phân ngành Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin

Phân ngành Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin đã đặt ra những mục tiêu cụ thể để hoàn thành mục tiêu giáo dục và nghiên cứu nói trên. Các sinh viên sẽ được đào tạo trở thành người:

  1. (A) Có tầm nhìn rộng và ý thức mạnh mẽ về mặt đạo đức như các kỹ sư hàng đầu hiện nay
    1. (A-1) Hiểu được vai trò của những kỹ sư hiện nay với tầm nhìn rộng và cơ thể khỏe mạnh dựa trên quan điểm: khoa học và công nghệ là để phục vụ nhân loại và xã hội
    2. (A-2) Hiểu được sự ảnh hưởng của tiến bộ khoa học và công nghệ đối với lối sống con người, tự nhiên và môi trường; cũng như trách nhiệm của mình đối với xã hội như các kỹ sư
  2. (B) Có được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
    1. (B-1) Hiểu những kiến thức cơ bản của toán học và tin học cần thiết trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
    2. (B-2) Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên (toán học, vật lý, hóa học và sinh học) và có thể áp dụng những kiến thức này vào lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
  3. (C) Có được kiến thức chuyên ngành để trở thành kỹ sư trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
    1. (C-1) Có được kiến thức chuyên môn cơ bản cần thiết của kỹ sư trong tất cả các lĩnh vực Hệ thống năng lượng và Điều khiển tự động, Linh kiện điện tử và Quang điện tử, và Công nghệ thông tin và Viễn thông.
    2. (C-2) Có được kiến thức chuyên sâu cần thiết của kỹ sư trong bất kỳ lĩnh vực nào thuộc Hệ thống năng lượng và Điều khiển tự động, Linh kiện điện tử và Quang điện tử, và Công nghệ thông tin và Viễn thông.
  4. (D) Có thể thực hiện các thí nghiệm ở cấp độ cá nhân và nhóm, cũng như để giao tiếp như là kỹ sư thực tế trong lĩnh vực Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin
    1. (D-1) Có khả năng thu thập thông tin cơ bản liên quan đến các thí nghiệm, thảo luận nhóm để lên kế hoạch thí nghiệm, thực hiện các thí nghiệm, minh hoạ các kết quả bằng đồ thị, và tóm tắt việc giải thích các kết quả.
    2. (D-2) Có khả năng giải quyết vấn đề được yêu cầu; và có khả năng lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các phương pháp tiến hành, giải quyết các vấn đề một cách kỹ thuật thông qua sự kết hợp giữa chuyên môn và công nghệ hiện có, trong khi tính toán đến các ảnh hưởng đối với xã hội và tự nhiên.
    3. (D-3) Có khả năng vừa nghiên cứu bằng cách lập kế hoạch và thực hiện các chủ đề cơ bản / thiết thực củanghiên cứu và phát triển mà vẫn nhận thức được các mối quan hệ con người và xã hội xung quanh; sinh viên cũng được đào tạo để có thể đề xuất / xây dựng phương pháp và hệ thống mới, và thảo luận nhóm một cách hiệu quả.
  5. (E) Có được kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của kỹ sư có thể cạnh tranh trên quốc tế

Mục tiêu cụ thể của mỗi phân ngành

Chương trình đào tạo của chương trình Điện, Điện tử và Thông tin quan tâm đến việc học có hệ thống của các sinh viên trong các lĩnh vực Hệ thống năng lượng và Điều khiển tự động, Phân ngành Linh kiện điện tử và Quang điện tử, Phân ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông. Chương trình này nhắm đến mục đích phát triển các kỹ sư hàng đầu và các nhà nghiên cứu với khả năng thực tiễn và sáng tạo, có thể áp dụng các kiến thức cho các hệ thống năng lượng trong khi cân nhắc đến các vấn đề môi trường, các vật liệu điện tử và quang học đa chức năng, phần cứng và phần mềm tiên tiến để truyền thông tin. Các mục tiêu giáo dục chi tiết cho mỗi khóa học được nêu dưới đây.

Bậc Thạc sĩ

1. Mục tiêu đào tạo

Thông qua việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của NUT: cung cấp một nền giáo dục tích hợp giữa chương trình đại học và thạc sĩ, mục tiêu của chương trình này là cung cấp một nền giáo dục tiên tiến và hướng dẫn nghiên cứu trong các lĩnh vực đa ngành để đào tạo các kỹ sư hàng đầu có thể đóng góp cho xã hội sau khi tốt nghiệp. Chương trình này đã thành lập 3 khóa học liên kết với 3 phân ngành tương ứng được cung cấp ở bậc đại học: Hệ thống Hệ thống năng lượng và Kỹ thuật điều khiển; Linh kiện điện tử và Quang điện tử; và Công nghệ thông tin, Viễn thông và Hệ thống điều khiển.

Các khóa học khác nhau cho phép nghiên cứu toàn diện: Hệ thống Hệ thống năng lượng và Kỹ thuật điều khiển ứng dụng những công nghệ mới nhất để tạo ra, vận chuyển, kiểm soát, hệ thống các nguồn năng lượng và các vật liệu mới liên quan; khóa học Linh kiện điện tử và Quang điện tử cung cấp kiến thức về các vật liệu được sử dụng trong thiết bị bán dẫn, thiết bị quang học, thiết bị điện tử hiệu suất cao, và các công nghệ ứng dụng liên quan; Công nghệ thông tin, Viễn thông và Hệ thống điều khiển cung cấp những công nghệ viễn thông và truyền thông tin tiên tiến nhất cho các truyền thông đa phương tiện và kết nối mạng đang phổ biến, cũng như xử lý và đo lường các thông tin liên lạc của con người.

2. Mục tiêu giáo dục

Mục đích của chương trình này là để nuôi dưỡng sự phát triển của các kỹ sư và các nhà nghiên cứu hàng đầu có những năng lực sau:

  1. (1) Có được những kiến thức cơ bản cần thiết của kỹ sư điện, điện tử và công nghệ thông tin và kiến thức chuyên sâu cần thiết cho mỗi khóa học.
  2. (2) Có tầm nhìn mang tính quốc tế để xác định các khuynh hướng công nghệ và thông tin trong lĩnh vực mà bạn quan tâm và các lĩnh vực có liên quan.
  3. (3) Có khả năng phát triển thực tiễn để thúc đẩy các nghiên cứu mới dựa trên điều kiện xã hội và các xu hướng mới.
  4. (4) Có nhận thức về việc sở hữu trí tuệ trong nền công nghệ hiện nay và có kỹ năng thuyết trình để truyền đạt thông tin ở cả trong nước lẫn quốc tế.
  5. (5) Hiểu được những ảnh hưởng khác nhau mà công nghệ có thể có đối với xã hội, và có khả năng đưa ra các quyết định mang tính đạo đức.
  6. (6) Có khả năng tiếp cận thông tin mới một cách linh hoạt, và có khả năng tự học để cải thiện bản thân.

3. Hệ thống các môn học

Các môn học chuyên ngành, tín chỉ, khoá học, và giảng viên phụ trách giảng dạy được thể hiện trong hình đính kèm.
Hệ thống môn học

  1. (1) Khi chọn môn tự chọn, sinh viên nên tham khảo sách Hướng dẫn môn học và lời khuyên từ người phụ trách của họ.
  2. (2) Các môn học “Các thí nghiệm nâng cao về kỹ thuật điện, điện tử và công nghệ thông tin” bao gồm các thí nghiệm tiên tiến cần thiết để bắt đầu nghiên cứu trong chương trình thạc sĩ. Về nguyên tắc, chủ đề nghiên cứu được đề cử bởi giáo sư hướng dẫn .
  3. (3) Khóa học “Kỹ thuật Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin” giúp sinh viên có được kiến thức toàn diện về chủ đề nghiên cứu và các lĩnh vực liên quan. Các lớp học được thực hiện dưới dạng các câu lạc bộ dưới sự giám sát của tất cả các giáo sư giảng dạy.

Tuy nhiên, xin lưu ý những điều sau đây liên quan đến việc tham gia các cuộc thảo luận nghiên cứu (seminar):

    • Có 4 seminar, về nguyên tắc nên được thực hiện theo tuần tự từng kỳ. (Tuy nhiên, sinh viên nhập học vào tháng Chín sẽ tham dự môn seminar 1 trong kỳ thứ hai).
    • Về nguyên tắc, sinh viên dự định học nhiều hơn 1 môn seminar trong một học kỳ phải được sự chấp thuận của giáo sư hướng dẫn của họ và các giáo sư phụ trách chương trình.

4. Công việc nghiên cứu và luận văn thạc sĩ

Luận văn của thạc sĩ sẽ dựa trên các kết quả nghiên cứu trong 2 năm của chương trình thạc sỹ dưới sự hướng dẫn nghiên cứu của giáo sư hướng dẫn. Việc chấp nhận hoặc từ chối của mỗi luận án tốt nghiệp sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí sàng lọc nghiêm ngặt: ý tưởng sáng tạo và kết quả thực nghiệm mới.

Để hoàn thành chương trình này, sinh viên phải lấy các môn học theo quy định trong sách Hướng dẫn môn học, đạt được 30 tín chỉ trở lên (bao gồm 8 tín chỉ từ các môn bắt buộc của chương trình này) và vượt qua kỳ bảo vệ luận văn và đánh giá cuối khoá của thạc sĩ.

Lịch trình tiêu chuẩn cho việc lấy tín chỉ và quy trình đến khi tốt nghiệp cho sinh viên hoàn thành chương trình thạc sĩ vào tháng 3 như sau:

  1. (1)Lựa chọn phòng nghiên cứu
    <Sinh viên tốt nghiệp đại học tại trường NUT> Kỳ thứ hai của năm đại học thứ ba
    <Sinh viên không tốt nghiệp đại học tại NUT> Sau khi thi đậu vào chương trình thạc sĩ
  2. (2)Lịch trình
    Chương trình Thạc sĩ năm thứ nhất; Tháng 4: Quyết định giáo sư hướng dẫn
    Quyết định chủ đề nghiên cứu
    Chương trình Thạc sĩ năm thứ hai; Tháng 4: Xác nhận của giáo sư hướng dẫn
    Tháng 4: Tổng kết đề tài nghiên cứu
    Tháng 5: Trình bày và đánh giá tạm thời luận văn thạc sĩ (2 giáo sư tham gia kiểm tra)
    Tháng 11 đến tháng 1: Đánh giá sơ bộ luận án thạc sĩ
    Cuối tháng 11 đến đầu tháng 12: Nộp hồ sơ học thuật
    Đầu tháng 12: Lựa chọn hội đồng đánh giá (1 chủ tọa và 2 hoặc nhiều hơn giáo sư phụ trách đánh giá)
    Thư đề cử của Hội đồng (Chủ tịch Hội đồng → Hiệu trưởng trường NUT)
    Tháng 1: Chỉ định thành viên hội đồng
    Cuối tháng 1 đến đầu tháng 3: Nộp luận văn thạc sĩ và bản tóm tắt luận văn thạc sỹ (khoảng 1000 từ bằng tiếng Nhật hoặc 250 từ bằng tiếng Anh)
    Trình bày luận án thạc sĩ
    Đánh giá và bảo vệ luận án thạc sĩ
    Đưa ra kết quả của cuộc bảo vệ và đánh giá cuối cùng của luận án
    Hội đồng cấp học vị tương ứng cho sinh viên
  3. (3)Lịch trình (Dành cho sinh viên nhập học vào tháng 9 và hoàn thành vào tháng 8)
    Chương trình Thạc sĩ, năm thứ nhất; Tháng 9: Quyết định giáo sư hướng dẫn
    Quyết định chủ đề nghiên cứu
    Chương trình Thạc sĩ, Năm thứ hai; Tháng 9: Xác nhận của giáo sư hướng dẫn
    Tháng 9: Tổng kết đề tài nghiên cứu
    Tháng 10: Trình bày và đánh giá tạm thời luận văn thạc sĩ (2 giáo sư tham gia kiểm tra)
    Tháng 4 đến tháng 6: Đánh giá sơ bộ luận án thạc sĩ
    Đầu tháng 4 đến giữa tháng 5: Nộp hồ sơ học thuật
    Cuối tháng 5: Lựa chọn hội đồng đánh giá (1 chủ tọa và 2 hoặc nhiều hơn giáo sư phụ trách đánh giá)
    Thư đề cử của Hội đồng (Chủ tịch Hội đồng → Hiệu trưởng trường NUT)
    Tháng 6: Chỉ định thành viên hội đồng
    Giữa tháng 6 đến đầu tháng 7: Nộp luận văn thạc sĩ và bản tóm tắt luận văn thạc sỹ (khoảng 1000 từ bằng tiếng Nhật hoặc 250 từ bằng tiếng Anh)
    Trình bày luận án thạc sĩ
    Đánh giá và bảo vệ luận án thạc sĩ
    Đưa ra kết quả của cuộc bảo vệ và đánh giá cuối cùng của luận án
    Hội đồng cấp học vị tương ứng cho sinh viên
  4. (4)Các bài thuyết trình tại các Hội nghị Khoa học
    Sinh viên được khuyến khích trình bày nội dung nghiên cứu của họ tại các hội nghị khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu của họ trong khi đang theo học tại NUT.